Mục lục
Quảng cáo tiếp thị trong kinh doanh luôn được các doanh nghiệp chú trọng.
Bước này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh trong mắt người dùng.
– Vậy như thế nào là marketing plan?
– Làm sao để lên một marketing plan hoàn chỉnh?
Bài viết này Vinacase hướng dẫn lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp.
1. Marketing plan là gì?
Marketing Plan (kế hoạch marketing) là công cụ để điều hướng và tổ chức hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp để bắt đầu một chiến dịch hiệu quả cần marketing plan để có cơ sở thực hiện.
Có thể coi marketing plan là một văn bản pháp lý chứa đựng thông tin chỉ dẫn cho hoạt động quảng bá của doanh nghiệp.
Mỗi kế hoạch marketing lại có thời hạn thực hiện khác nhau.
– Tùy vào mục tiêu và tính chất sản phẩm, doanh nghiệp có thể để thời hạn thực hiện:
- Có thể là 1 năm
- Có thể là vài năm
- Cũng có thể là một vài tháng
– Các nội dung trong marketing plan là:
- Phân tích thị trường và môi trường liên quan,
- Xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm,
- Lên danh sách các mục tiêu chính của kế hoạch,
- Xác định ngân sách cho hoạt động marketing, chiến lược và thời gian thực hiện.
2. Vai trò của kế hoạch marketing
Tại sao lại cần lập kế hoạch marketing?
Marketing plan đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp?
Có 4 lý do cho thấy sự quan trọng không thể thay thế này.
– Thứ nhất là việc lập marketing plan là bước đầu tiên để có thể quảng bá sản phẩm. Đây là hoạt động nhằm :
- Xác định cơ hội và nguồn lực
- Xác định mục tiêu, định hướng, kế hoạch của doanh nghiệp
– Thứ hai, đây là cơ sở cho doanh nghiệp có thể thực hiện và điều khiển.
- Với một kế hoạch marketing hoàn chỉnh, bộ phận marketing mới biết họ cần hướng đến điều gì, ngân sách bao nhiêu,…
- Từ đó, mới có thể xác định phân chia công việc cho các thành viên để thúc đẩy theo tiến độ kế hoạch.
– Thứ ba, một marketing plan có thể tập trung vào các thị trường và đối tượng khách riêng biệt. Doanh nghiệp dựa trên tính chất đặc thù của sản phẩm để thực hiện chiến lược này.
– Thứ tư, khi có một kế hoạch marketing, doanh nghiệp có thể thông báo đến toàn bộ nhân viên. Nhân viên có thể theo dõi công việc và tiến độ làm việc qua kế hoạch này. Do vậy, dù có những sự thay đổi về nhân sự vẫn có thể đảm bảo không gây trì hoãn kế hoạch.
3. Các bước xây dựng marketing plan
Để xây dựng marketing plan, nhà quản trị cần xác định được các thông tin về sản phẩm, thị trường, ngân quỹ,…
Đặc biệt, để có được một kế hoạch chi tiết và mang lại hiệu quả cao cần một quá trình lập kế hoạch marketing, bộ phận Marketing cần trải qua 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong hướng dẫn lập plan marketing là xác định mục tiêu.
Nhà quản trị cần làm việc này trước khi xác định nên áp dụng chiến lược nào cho kế hoạch. Thời gian hoàn thành các mục tiêu đó là bao lâu. Thiết lập các mục tiêu cụ thể được đưa ra bằng các con số. Ví dụ thu hút thêm bao nhiêu người dùng mới trong khoảng thời gian bao lâu. Từ đó, bộ phận marketing có thể lên Marketing plan chia nhỏ chỉ tiêu cho từng tháng để đạt được kết quả cuối cùng.
Bước 2: Xác định người dùng mục tiêu (đối tượng mục tiêu)
Sau khi đã xác định được mục tiêu của chiến dịch tiếp thị, nhà quản trị cần xác định thị trường mục tiêu.
Nói cách đơn giản hơn, để lên một kế hoạch marketing hiệu quả, cần xác định rõ đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nghiên cứu và có cái nhìn tổng quan về nhóm khách hàng này sẽ giúp marketing plan được triển khai hiệu quả hơn.
Để có thể đánh giá được các thông tin hữu ích cho kế hoạch marketing, người lên kế hoạch cần hiểu về nhân khẩu học, tâm lý học, thách thức, điểm đau, người ảnh hưởng, những trang web, phần mềm hay dùng, giải pháp cho những vấn đề khách hàng đang gặp,….. Từ đó có thể xác định cách thức thu hút khách hàng.
Bước 3: Xác định các kênh và chiến thuật hiệu quả
Kênh thực hiện kế hoạch marketing sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất. Nếu chọn đúng các kênh này, hiệu quả và hiệu suất sẽ tăng cao. Để lựa chọn được kênh quảng cáo, bạn cần đánh giá dựa trên các tiêu chí: Tỷ suất lợi nhuận, Quy mô thị trường, phương thức điều khiển, kiểm soát, Phương thức đánh giá các thông số và hiệu quả, khả năng mở rộng quy mô chiến dịch, khả năng tiếp cận với đối tượng khách hàng cụ thể.
Đặc biệt, những người lên marketing plan luôn phải chú ý về quá trình tăng trưởng theo thời gian của những kênh mình chọn. Bởi với quá trình phát triển nhanh chóng như hiện nay, rất có thể các kênh bạn chọn sẽ cần phải thay đổi. Để đảm bảo không bị chậm trễ tiến độ kế hoạch và mang lại kết quả tốt nhất, luôn cần chú ý tới quá trình tiếp thị và tăng trưởng theo toàn bộ kế hoạch.
Bước 4: Ghi lại tiến trình của bạn và tìm cơ hội mới
Theo thông tin đã đưa ra ở trên, việc lựa chọn được các kênh thông tin phù hợp cho kế hoạch marketing là chưa đủ. Thêm vào đó, đội ngũ marketing cần theo dõi các kênh đã chọn thường xuyên.
Đồng thời, nhà quản trị cũng cần tìm ra những hướng đi mới, những kênh thông tin mới chưa được cập nhật để mở rộng kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Như vậy mới có thể tăng được lượng khách hàng phục vụ cho việc kinh doanh.
Để dễ dàng so sánh và tính toán hiệu quả của các kênh thông tin, đội ngũ marketing có thể đưa ra các số liệu để
- Tính toán và so sánh các chỉ số
- Xác định được các kênh chạy hiệu quả
- Tập trung nguồn tài nguyên
- Nâng cao khả năng tiếp cận và tìm kiếm khách hàng.
Bước 5: Xác định và ưu tiên các thị trường mới (mở rộng SaaS của bạn)
Sau khi đã ổn định được thị trường đã xác định với kết quả và lượng tăng trưởng đều, marketing plan nên được mở rộng ra thị trường mới.
Giống như bước làm việc thứ 3, doanh nghiệp cũng cần xác định thị trường ưu tiên mới của mình và các kênh quảng bá tiếp cận. Đương nhiên, nhà quản trị cần xác định chính xác đây là giai đoạn tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Vì nếu chưa ở giai đoạn này mà tiến hành mở rộng tìm kiếm thị trường mới rất dễ khiến doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng.
4. Kết luận
5 bước để đi đến một kế hoạch marketing hoàn hảo và mang lại hiệu quả cao hoàn toàn là điều có khả năng.
Bởi vậy, nhà quản trị cần lưu ý bám sát và xác định chính xác các thông tin cần thiết theo 5 bước này để thực hiện kế hoạch.
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 0856.856.802Những lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp
CRM giữ chân khách hàng như thế nào?
Tại sao CRM lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Phần mềm CRM là gì trong “Cẩm nang quản lý mối quan hệ khách hàng”
Định lượng giá trị CRM qua những con số
Họp online và những “rắc rối” pháp lý bạn có thể gặp phải
Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay
Phần mềm CRM (phần mềm quản lý khách hàng) cho lĩnh vực vận tải, hậu cần thường gồm những gì?