Những thách thức về mặt pháp lý đối với việc phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

Phát triển công nghệ thông tin là một xu hướng và nắm bắt xu hướng này là một thách thức với Việt Nam. PGS,TS Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Giám đốc Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những thách thức mà Việt Nam gặp phải. Hãy cùng Vinacase tìm hiểu về điều này nhé.

1. Bảo vệ các dữ liệu cá nhân và bí mật đời tư khi ứng dụng công nghệ thông tin

Những thách thức về mặt pháp lý đối với việc phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

Việc bảo vệ các dữ liệu về cá nhân gặp nhiều khó khăn do có những nguy cơ xuất hiện trong lĩnh vực mạng thông tin số.
Ví dụ như:
  • Việc thu thập những dữ liệu mà người sử dụng không biết
  • Các kỹ thuật thu nhận thông tin cho phép hình thành cơ sở dữ liệu cá nhân
  • Mua bán hoặc trao đổi các dữ liệu cá nhân v.v…
Những vấn đề này cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc ban hành các quy phạm pháp luật phải đồng bộ với các cơ chế điều chỉnh.
Việc ban hành hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ và một cơ chế thực thi hiệu quả sẽ cho phép:
  • Bảo vệ một cách chính đáng và toàn diện các dữ liệu cá nhân và bí mật đời tư.
  • Thiết lập một sự cân bằng. Cân bằng giữa vừa cho phép bảo vệ tính vô danh của các cá nhân trên mạng, vừa đáp ứng được nhu cầu xác định căn cước của họ khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên mạng.
Như vậy, nghĩa vụ bảo quản dữ liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra tư pháp.

2. Bảo đảm an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử

Những thách thức về mặt pháp lý đối với việc phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam

Thương mại điện tử, đó là sự chuyển đổi phương thức thương mại và xem xét lại cơ cấu tổ chức.
Một thị trường khổng lồ, nếu không có một “luật chơi” thích ứng thì luật của kẻ mạnh sẽ được áp dụng.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống luật lệ cho thị trường thương mại điện tử cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

2.1 Khung pháp luật an toàn

Trước hết, phải bảo đảm một khung pháp luật an toàn cho người tiêu dùng.
Trên phạm vi quốc tế, cần xác định những nguyên tắc tối thiểu nhất về bảo vệ người tiêu dùng.

2.2 Giá trị pháp lý của các công cụ giao dịch thương mại điện tử

2.2.1 Giá trị văn bản giao dịch thông qua phương tiện thương mại điện tử

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhiều giao dịch phải được thực hiện dưới hình thức văn bản mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, việc xoá bỏ rào cản đối với sự phát triển của thương mại điện tử trước tiên phải là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử. Bao gồm hai điều kiện:
  • Đưa ra khái niệm văn bản điện tử và quy định quy chế riêng với những đặc trưng của loại văn bản này;
  • Coi các hình thức thông tin điện tử như là văn bản và có giá trị tương đương văn bản viết.

2.2.2 Chữ lý và nội dung của giao dịch điện tử

Chữ ký và nội dung của giao dịch điện tử cần phải có sự công nhận về mặt giá trị pháp lý. Yêu cầu đặt ra với thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử là:

  • Sự an toàn
  • Thể hiện ý chí rõ ràng của các bên

Như vậy, luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử.

2.3 Mã hoá nội dung giao dịch

Độ mật của thông tin đòi hỏi phải được bảo đảm bằng việc mã hoá nội dung của giao dịch. Đây là một trong những yếu tố cơ bản tạo lập lòng tin cho bên chủ thể tham gia giao dịch.

2.4 Thuế

Thuế cũng là vấn đề trung tâm hội tụ của nhiều lợi ích khác nhau. Đó là lợi ích chủ quyền quốc gia, khả năng cạnh tranh giữa các bên đối tác, sự an toàn cho người tiêu dùng…
Mặc khác, khi các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành qua biên giới, nguy cơ là các thể chế về thuế có thể xung đột nhau. Điều này dẫn đến tình trạng là một hàng hoá hoặc dịch vụ phải chịu thuế nhiều lần.
Vì vậy, việc đặt ra các quy định rõ ràng về thuế là rất cần thiết.

3. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nội dung đưa lên mạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Sự phát triển của thương mại quốc tế bị ảnh hưởng rất lớn bởi các tiêu chuẩn bảo hộ. Những tiêu chuẩn trong một quốc gia và của nhiều nước đưa ra khác xa nhau.
  • Trong lĩnh vực bản quyền. Những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số đang đưa ra những thách thức mới với luật bản quyền. Đó là sự dễ dàng trong việc sao chép tác phẩm.
  • Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang trở nên phổ biến và thực sự khó kiểm soát.

Việt Nam không thể giải quyết mà không có sự hợp tác quốc tế.

Thực trạng trên đặt ra bốn vấn đề cơ bản cần được giải quyết là:
  • Định ra cơ chế bảo vệ và nhận dạng tác phẩm. Điều này nhằm hạn chế và loại bỏ tình trạng “đánh cắp” bản quyền.
  • Cải cách và hoàn thiện nhanh chóng thủ tục tố tụng có liên quan.
  • Xây dựng nguyên tắc xác định luật áp dụng và Toà án có thẩm quyền xét xử, đặc biệt là trường hợp làm hàng giả.
  • Những quy định ngoại lệ về quyền tác giả, đặc biệt là việc sao chép phục vụ mục đích cá nhân.
  • Cần nghiên cứu vấn đề quyền tác giả của người sử dụng lao động, đặc biệt là của các tác phẩm “multi – media” trên Internet.
Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ cần phải đạt được sự cân bằng. Sự cân bằng giữa các nhu cầu chính đáng của tác giả và lợi ích cộng đồng trong việc được tiếp cận văn hoá, thông tin và được khai thác những tiềm năng của Internet.

4. Đấu tranh chống những hành vi bất hợp pháp trong lĩnh vực công nghệ thông tin 

Thực tế trong môi trường công nghệ thông tin rộng lớn, sẽ khó khăn khi:
  • Các hình thức phạm tội rất đa dạng và việc xác định chủ thể của tội phạm.
  • Việc xác định chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nhằm áp dụng khung hình phạt thích hợp.

Do đó, một số giải pháp được đề xuất:

  • Phải định ra nguyên tắc xác định luật áp dụng. Toà án có thẩm quyền xét xử các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Phải làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch thương mại điện tử. Ví dụ như: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính v.v…
  • Phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thẩm phán cần phải được trao quyền ra quyết định cấm đưa địa chỉ vào mạng.
  • Phải thiết lập một cơ quan liên ngành có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động hợp tác tư pháp phải có những hình thức đặc thù cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

5. Hợp tác quốc tế về sử dụng không gian

Việt Nam cần tăng cường sự hợp tác và tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế.
Tham gia vào hoạt động thông tin viễn thông nhằm đẩy mạnh ngành công nghệ thông tin. Việt Nam cần có chiến lược tham gia một cách tích cực vào các điều ước quốc tế. Các vần đề về sử dụng không gian liên quan đến việc phóng và khai thác các hệ thống vệ tinh viễn thông, sử dụng quỹ đạo và tần số.

Kết luận

Pháp luật là công cụ trọng yếu góp phần xây dựng và phát triển công nghệ thông tin. Việc xây dựng hệ thống pháp luật về lĩnh vực này đòi hỏi phải có những nỗ lực to lớn.
Việt Nam cần có lộ trình xây dựng khung pháp luật hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển công nghệ thông tin.

Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...

VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.