Mục lục
Sự khác biệt giữa chuyển đổi số và số hoá
Chuyển đổi số và số hoá là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay nếu như không muốn bị đánh bật ra khỏi thị trường. Và những điều doanh nghiệp cần làm là phải phân tích được các dữ liệu số hóa và việc chuyển đổi số.
Tuy nhiên, thực tế thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn còn lúng túng khi bắt tay vào triển khai, chưa lên được lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp. Thậm chí còn đang mơ hồ giữa các khái niệm số hóa và chuyển đổi số. Cùng theo dõi bài viêt dưới đây của Vinacase để hiểu rõ hơn về chúng nhé!
1. Chuyển đổi số là gì ?
Là quá trình sử dụng dữ liệu số hóa, các ứng dụng số hóa để làm thay đổi toàn bộ doanh nghiệp và tạo ra một mô hình doanh nghiệp hoàn toàn mới từ văn hóa, cách nghĩ và cách làm việc.
Ví dụ: Taxi truyền thống sang taxi công nghệ, cửa hàng bán cà phê truyền thống chuyển sang mô hình kinh doanh cà phê điện tử.
2. Số hóa là gì ?
Ở đây có 2 cấp bậc chúng ta cần phân biệt rõ: Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình
a. Số hóa dữ liệu: Quá trình chuyển đổi dữ liệu từ dạng analog sang định dạng kỹ thuật
Ví dụ: Giấy tờ bản cứng chuyển thành file mềm trên máy tính; ghi chú trên giấy nhập lên bảng tính Excel hay báo cáo giấy chuyển thành file PDF
b. Số hóa quy trình: Quá trình xử lý dữ liệu để đơn giản và tự động hóa quy trình.
Ví dụ: Sử dụng phần mềm CRM, HRM… để tối ưu hóa quy trình làm việc; sử dụng phần mềm để thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực.
3. Sự khác biệt giữa Chuyển đổi số và Số hóa
Từ cách hiểu cùng ví dụ minh họa chúng ta đã hiểu chính xác hơn về hai khái niệm này phải không nào. Tuy nhiên, không ít người đang nhầm lẫn giữa Số hóa dữ liệu và Số hóa quy trình là một, nhưng không phải vậy. Hãy để ý yếu tố “al” trong khái niệm Digitization và Digitalization.
Về bản chất, số hóa quy trình cấp phát triển cao hơn, đã có yếu “số” bao hàm để làm thay đổi cách làm hiện tại, mang lại hiệu quả hơn. Và đa số doanh nghiệp Việt hiện nay đều đang ở giai đoạn số hóa quy trình và số ít đã chuyển đổi số thành công.
4. Bốn bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ
Lợi thế của doanh nghiệp SMEs là quy mô nhỏ vì thế khi thay đổi sang mô hình mới tiết kiệm được nhiều thời gian, nhanh chóng hơn so với các doanh nghiệp lớn, quy trình thường rườm rà và mất nhiều khâu.
Để chuyển đổi số, doanh nghiệp nên bắt đầu với 4 bước như sau:
a. Lưu trữ dữ liệu online
Đây là bước căn bản đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện, theo đó hãy cập nhật các quy trình trên giấy và đưa mọi thứ lưu trữ trên cloud thông qua các hệ sinh thái để vừa tiết kiệm chi phí, bảo mật. Khi dữ liệu được lưu trên đây, tất cả nhân viên trong doanh nghiệp đều có thể truy cập sử dụng dù ở bất cứ đâu, cập nhật thông tin, phối phối công việc dễ dàng hơn.
b. Tăng hiệu suất làm việc cá nhân
Yếu tố thứ hai chính là Tăng hiệu suất làm việc cá nhân. Thời công nghệ 4.0 luôn lấy yếu tố về cạnh tranh năng lực sản xuất lên đầu, vì thế doanh nghiệp bạn bắt buộc phải sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc cá nhân, công cụ giao việc, email, Google Driver, kho tri thức dùng chung… để giúp toàn bộ nhân viên công ty tăng hiệu suất làm việc và tận dụng hết sức mạnh từ tri thức.
c. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số luôn bắt đầu từ khách hàng và điểm kết thúc cũng là khách hàng. Thương hiệu nào tạo ra trải nghiệm tốt sẽ là người chiến thắng. Bạn nên áp dụng các công cụ Live chat, email automation, fanpage, chat box…để tăng trải nghiệm số tại mọi điểm tiếp xúc
d. Tối ưu quy trình nội bộ
Sử dụng phần mềm CRM, HRM, ERP….để tối ưu quy trình bán hàng, làm việc
5. Một số thuật ngữ về Chuyển đổi số và số hoá
a. Internet of Thing (IoT) – Internet vạn vật
Mạng lưới thiết bị kết nối Internet, có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính.
b. Design Thinking – Tư duy thiết kế
Một mô hình được tạo ra để giúp con người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó.
c. Big Data – Dữ liệu lớn
Tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp.
d. AI – Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo
Công nghệ AI giúp mô phỏng được những suy nghĩ, khả năng học tập, cư xử, thích ứng… của con người áp dụng cho máy móc và những hệ thống máy vi tính.
e. Cloud base service – Dịch vụ đám mây
Mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.
f. Customer Experience (CX) – Trải nghiệm khách hàng
Là cách khách hàng tiếp xúc với thương hiệu qua tất cả các kênh từ quảng cáo, dịch vụ khách hàng… cho tới những trải nghiệm sản phẩm thực tế.
g. Augmented reality technologies (AR) – Công nghệ thực tế tăng cường
Công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại), nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tại
h. Robotic – Người máy
Là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình.
Chuyển đổi số và số hoá là một bước tiến dài hơi vì thế mỗi doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng, đi những bước chậm nhưng chắc để tiến đến thành công. Hy vọng rằng, với những chia sẻ từ bài viết này này sẽ là những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp bạn. Chúc bạn thành công!
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 0856.856.802Những lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp
CRM giữ chân khách hàng như thế nào?
Tại sao CRM lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Phần mềm CRM là gì trong “Cẩm nang quản lý mối quan hệ khách hàng”
Định lượng giá trị CRM qua những con số
Họp online và những “rắc rối” pháp lý bạn có thể gặp phải
Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay
Khi nào bạn cần ứng dụng CRM trong kinh doanh