Mục lục
Ví dụ về chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang là một trong những xu hướng phát triển chung của hầu hết các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Đặc biệt ở Việt Nam đã có những doanh nghiệp nhỏ đang áp dụng giải pháp này nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh của tổ chức.
Vậy chuyển đối số là gì, những ví dụ về chuyển đổi số? Cùng Vinacase tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
1. Chuyển đổi số là gì?
Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số được hiểu là quá trình chuyển đổi trong tổ chức; cơ cấu doanh nghiệp từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại nhờ việc áp dụng một số công nghệ mới như: Dữ liệu lớn (Big Data); Internet vạn vật (IoT); điện toán đám mây (Cloud); các giải pháp hỗ trợ Marketing Automation… Nhằm mục đích gia tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh; thúc đẩy mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và tối ưu doanh thu hiệu quả.
2. Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
a. Tối ưu nền tảng số
Nền tảng kỹ thuật số hay nền tảng điện toán (tiếng Anh: Digital Platform) là môi trường trong đó một phần mềm được thực thi. Đó có thể là phần cứng hoặc hệ điều hành; thậm chí là trình duyệt web và các giao diện lập trình ứng dụng liên quan.
Tối ưu nền tảng số, hiểu nôm na chính là tạo ra một ‘sàn giao dịch’ để khách hàng và các nhà cung cấp (supplier) có thể kết nối trực tiếp với nhau và hưởng lợi từ mạng lưới kết nối này. Ví dụ như phát triển nền tảng cho phép khách hàng mua bán, trao đổi sản phẩm đã mua với những khách hàng khác.
Một ví dụ khác, nền tảng quản lý khách hàng trung thành cho phép doanh nghiệp quản lý được khách hàng của mình một cách rõ ràng để có được những cách thức marketing cho phù hợp.
Hay nền tảng Marketing tự động giúp tự động hóa những quá trình phân tích và tổng hợp thông tin khách hàng như là phân khúc; vị trí địa lý cũng như quản lý những chiến dịch marketing phù hợp.
Marketing tự động khiến những quá trình được thực hiện bằng tay trong quá khứ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn. Cũng như việc được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số sẽ mang độ chính xác cao.
b. Số hóa quy trình vận hành
Chúng ta biết rằng trong một doanh nghiệp luôn tồn tại rất nhiều quy trình. Tuy nhiên, tất cả chỉ là trên giấy tờ bởi vì không có một công cụ nào để số hóa và quản lý các quy trình này; dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.
Do đó việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp số hóa quy trình doanh nghiệp. Nhằm giúp nhân sự hiểu rõ quy trình. Giúp giảm “trì trệ” trong công việc, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc và giúp theo dõi; đánh giá chất lượng công việc tốt hơn.
Tự động hóa quy trình có thể hiểu là ứng dụng công nghệ; kỹ thuật số để tinh giản những quy trình làm việc và tối ưu chi phí khi nhân rộng về quy mô. Ví dụ sử dụng hệ thống email automation để tự động chăm sóc khách hàng theo quy trình có sẵn.
c. Sử dụng các phần mềm công nghệ
Tích hợp digital vào sản phẩm, dịch vụ – ‘số hóa’ sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp hay phát triển những ứng dụng đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Chẳng hạn, nhà phân phối nội thất tích hợp công nghệ AR. Giúp khách hàng ‘ướm thử’ sản phẩm trước khi đặt mua.
Một ví dụ khác của chuyển đổi số đó chính là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Một số ví dụ về việc áp dụng AI vào các lĩnh vực là:
1. Chatbots: giúp doanh nghiệp giải đáp các truy vấn của khách hàng mọi lúc mọi nơi theo một kịch bản đã được lập trình sẵn; dựa vào chính thói quen tìm kiếm, các câu hỏi của khách hàng.
2. Quản lý kho và chuỗi cung ứng tự động: hệ thống này giúp quản lý hàng hoá và nguồn cung ứng hàng hoá, giúp ngành thương mại điện tử hoạt động hiệu quả hơn.
3. Alexa và Siri: trợ lý ảo bằng giọng nói. Giúp con người thực hiện công việc nhanh và dễ dàng hơn.
4. Facebook feed: giúp đẩy các nội dung người dùng ưa thích trên news feed.
5. Netflix: AI được dùng để tạo ra “movies you may like” – “phim bạn có thể thích” dựa vào kết quả tìm kiếm trước đó của người dùng.
Kết luận
Cùng với cách mạng 4.0, chuyển đổi số chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế phát triển của thế giới mới. Các doanh nghiệp giờ đây không thể thờ ơ với những tác động và lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.
Hy vọng bài viết mà Vinacase chia sẻ đã một lần nữa giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chân thực về chuyển đổi số. Để có thể xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!
Vinaseco là đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi số cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào được đồng hành với hơn 100 tổ chức hành nghề luật trong nhiều lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, giấy phép, tranh tụng, ...
VINA CASE - Phần mềm quản lý dịch vụ và hồ sơ pháp lý là sự lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức hành nghề luật tại Việt Nam. VINA CASE giúp các tổ chức hành nghề luật tự động hóa quy trình nghiệp vụ, quản lý hợp đồng - tài chính - nhân sự trên cùng 1 nền tảng.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ
Dùng thử miễn phí Hotline: 0856.856.802Những lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp
CRM giữ chân khách hàng như thế nào?
Tại sao CRM lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
Phần mềm CRM là gì trong “Cẩm nang quản lý mối quan hệ khách hàng”
Định lượng giá trị CRM qua những con số
Phần mềm quản lý khách hàng tốt nhất hiện nay
Họp online và những “rắc rối” pháp lý bạn có thể gặp phải
Phần mềm CRM (phần mềm quản lý khách hàng) cho lĩnh vực vận tải, hậu cần thường gồm những gì?